• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
  • http://chuaadida.com/vu-lan/
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Văn Hóa Phật Giáo
  • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác

Bến mê

Chùa A Di Đà | 4/10/2017 | 0 Bình luận

Trâu cột ghét trâu ăn, nhiều tay thầy cúng mất miếng ăn lộn gan lên đầu tung tin bậy bạ, nói xấu thầy Nghĩa đủ điều nhưng “dù ai nói ngả nói nghiêng, mà ta vẫn vững như kiềng ba chân”, chứng tỏ chính đạo luôn luôn chiến thắng tà đạo.


Ảnh minh họa từ internet

Bé Nam đi chơi về, hỏi ông Năm Lèo:

- Nội ơi! Sao người ta nói nghề chài lưới của nội là nghề “hạ bạc”? Bộ nó bạc bẽo lắm hả nội?

- Con nghe ai nói? Ông Năm hỏi lại.

- Dạ bạn con.

Ông Năm vuốt đầu cháu vừa khen vừa giải thích:

- Con ngoan lắm! Cái gì hổng biết thì hỏi người lớn chớ đừng nói ẩu tả bậy bạ nghe con. Hổng phải vậy đâu con. Hạ là xuống, bạc là bến nước. Do người chài lưới phải xuống bến nước mới bắt được cá tôm mới có tên gọi đó. Con hiểu chưa?

- Dạ hiểu!

Được ông nội trả lời rành rẽ và đã hiểu thông suốt nhưng Nam vẫn không chịu đi chơi mà quanh quẩn bên ông. Biết ý cháu còn thắc mắc gì nữa đây, ông Năm mở lời:

- Con còn muốn hỏi ông điều gì nữa, phải không?

- Dạ phải! Nam nhanh nhẩu. Cái miếu ngoài vàm Rạch Nứa thờ ai vậy nội?

- Thờ “Bà Cậu”. Bà là “bà Thủy”, cậu là “cậu Tài cậu Quý”. Đó là ba vị thủy thần hộ mệnh dân chài lưới làm ăn thuận lợi, tai qua nạn khỏi. Dân chài lưới rất tin tưởng và kính trọng ba vị. Ở bất cứ làng chài, xóm lưới lớn nhỏ nào cũng đều có miếu thờ, mỗi năm cúng tế hai lần vào mùa xuân và mùa thu rất trang nghiêm thành kính, không dám khinh suất, xúc phạm.

- Con cám ơn nội.

Thỏa mãn, Nam chạy vụt đi. Ông Năm đưa mắt nhìn theo. Hai câu hỏi ngây thơ của Nam khiến ông nhớ về dĩ vãng xa xưa.

Từ vàm Rạch Nứa về phía Đông nam có một xóm gọi là Xóm Chài do người dân ở đây chuyên sống bằng nghề chài lưới. Xóm nằm cặp bờ sông Hậu, con sông đã được giới văn nghệ sĩ ca ngợi là dòng sông hiền hòa thơ mộng và ví như dòng sữa mẹ ngọt ngào mang phù sa về vun bồi ruộng vườn phì nhiêu màu mỡ, mang nhiều loại cá tôm về nuôi dưỡng người dân hạnh phúc ấm no.

Xóm Chài được hình thành từ xa xưa, đến nay đã qua mấy thế hệ. Lúc bấy giờ người dân chỉ làm một vụ lúa mỗi năm, sau khi thu hoạch xong, bà con chẳng còn việc gì làm, ở không chan chát. Một số bà con nghèo bèn làm thêm nghề chài lưới để cải thiện cuộc sống. Hồi đó tôm cá thiếu gì, “cầm chài mà vãi xuống sông, không tôm thì cá, chẳng không chài nào”. Mỗi ngày bỏ công chừng vài tiếng đồng hồ đi vãi chài, kéo lưới không chỉ có cá tôm ăn khỏi phải tốn tiền mua mà còn dư ra đem bán tăng thêm thu nhập cho gia đình. Thấy nghề này có đồng ra đồng vô hàng ngày nên người tham gia ngày càng nhiều, Xóm Chài được hình thành như thế đó và truyền từ đời này sang đời khác. Về sau có thêm người đóng đáy, đăng mé, chất chà.

Ông Năm Lèo là hậu duệ đời thứ ba của ông Tư Trị, một trong số những người khai sinh Xóm Chài. Dù đã gần sáu mươi nhưng ông vẫn theo cái nghề truyền thống của ông cha. Tuy nhiên, những người trạc tuổi ông theo nghề này không nhiều, còn đám trẻ tỏ ra thờ ơ, không mặn mà cho lắm. Nguyên nhân thứ nhất là do số lượng cá tôm ngày càng ít đi bởi vì đồng ruộng nằm trong đê bao khép kín, chỉ được xả nước theo mùa vụ chứ không còn ngập tràn lan như trước kia làm hạn chế môi trường sinh sản của cá tôm. Hơn nữa, bởi vì nông dân dùng quá nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hai thứ đó đã hủy diệt tôm cá ngay từ trong trứng nước. Nguyên nhân thứ hai là phương tiện đánh bắt tôm cá của dân chài lưới thường nhỏ bé, thô sơ và cách đánh bắt thủ công lạc hậu, chỉ xẩn bẩn trong sông rạch chứ không có khả năng vươn ra biển lớn nên thu nhập không cao mà còn khá vất vả. Nguyên nhân thứ ba là đất nước ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên rất nhiều nhà máy, công ty, xí nghiệp hình thành tạo nhiều công ăn việc làm cho nam nữ thanh niên thành thị lẫn nông thôn. Xã hội lại từ từ chuyển dịch sang thương mại, dịch vụ tạo ra nhiều ngành nghề mới khỏe hơn, thu nhập cao hơn chài lưới. Đó là những dấu hiệu báo trước cho một tương lai ảm đạm của cái nghề truyền thống ở Xóm Chài nhỏ nhoi này. Ông Năm thở dài thườn thượt.

Bà Năm từ nhà sau bước lên hỏi chồng:

- Ông chưa đi đám làm tuần trăm ngày của Tư Rớt sao? Người ta mời hai giờ chiều đó.

Ông Năm ngước nhìn đồng hồ, hai giờ kém mười lăm chiều.

- Chết cha! Bà không nhắc tui quên mất.

Bà Năm trêu:

- Nghĩ gì mà ngồi chình ình như ông thần thừ, như người mất hồn mất vía vậy? Gần tới giờ vô đám rồi nghen.

Ông Năm Lèo đến nhà Tư Rớt thì gia đình ông ấy đã làm lễ cúng, thầy Nghĩa đang tụng kinh cùng vài Phật tử. Thầy Nghĩa không phải tu sĩ hay thầy cúng mà là cư sĩ. Thầy hiền lành, có đạo đức, nhã nhặn, ôn hòa, ăn ở rất được lòng hàng xóm. Am hiểu giáo lý, kinh điển Phật giáo và rành nghi thức tụng niệm. Thường xuyên tụng kinh đám tang và đám làm tuần cho bà con nhưng không bao giờ nhận thù lao bằng tiền hay lễ vật. Trâu cột ghét trâu ăn, nhiều tay thầy cúng mất miếng ăn lộn gan lên đầu tung tin bậy bạ, nói xấu thầy Nghĩa đủ điều nhưng “dù ai nói ngả nói nghiêng, mà ta vẫn vững như kiềng ba chân”, chứng tỏ chính đạo luôn luôn chiến thắng tà đạo.

Tụng kinh xong, thầy Nghĩa ra ngồi uống trà cùng bàn với Năm Lèo và nhiều bà con khác. Năm Lèo hỏi thầy Nghĩa:

- Anh vừa tụng kinh gì nghe lạ quá vậy?

- Kinh Địa Tạng. Thầy Nghĩa đáp.

- Kinh đó ý nghĩa ra sao?

Thầy Nghĩa nhìn Năm Lèo, khen:

- Anh có ý phân biệt và tìm hiểu ý nghĩa kinh điển chứng tỏ anh có căn tu. Tuy nhiên, ý nghĩa kinh Địa Tạng sâu rộng lắm, ở đây lại ồn ào và không có thì giờ nên tui không thể giải thích cho anh nghe được. Để mai mốt tui tặng anh một cuốn cho anh coi và sẵn sàng giảng cho anh những chỗ anh chưa rõ nghĩa. Được không?

Năm Lèo mừng rỡ:

- Vậy là tốt quá rồi còn gì. Nhưng mà, tui xin hỏi anh thêm chút xíu thôi. Hồi nãy tui nghe loáng thoáng trong kinh có nói đến cá trành cá trạnh gì đó là nghĩa làm sao?

Thầy Nghĩa hoan hỷ:

- Đây là đoạn kinh nói về nàng Quang Mục cứu mẹ nhưng tui chỉ kể đại khái, anh sẽ hiểu rõ chi tiết hơn sau khi xem kinh. Lúc sinh thời, mẹ nàng Quang Mục rất thích ăn cá trành (hay trạnh), ăn rất nhiều, nhiều như hằng hà sa số vậy đó, nhất là cá con và trành con. Sau khi mất, bà bị đọa địa ngục rất khổ sở. Nàng Quang Mục bèn làm theo lời của vị La-hán chỉ dạy, đem lòng chí thành niệm Đức Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai và xuất tiền vẽ tranh đắp hình tượng Đức Phật ấy thờ cúng. Chẳng bao lâu sau mẹ nàng Quang Mục được tái sinh làm một người con trai.

Qua lời thầy Nghĩa, ông Năm Lèo chợt nhớ đến cái chết của Tư Rớt, Hai Chạy và bà Chín Hường. Tư Rớt và Hai Chạy đều là thợ chài lưới chuyên nghiệp, lặn lội như rái cá, có tay nghề trên ba mươi năm, giàu kinh nghiệm đánh bắt và khả năng ứng phó hiểm nguy sông nước. Hơn hai năm trước, Hai Chạy đi chài cùng vợ, chài mắc gốc, ông ta lặn gỡ, lâu quá không thấy ông ta trồi lên, vợ ông ta hô hoán, nhiều người lặn xuống mò thấy ống ta nằm chết trong miệng chài. Cách đây đúng ba tháng mười ngày, lúc nước ròng gần hơn nửa sông, vừa bày bãi, Tư Rớt cùng vài người rủ nhau mò tôm. Mò một hồi không thấy ông ta đâu, cả bọn bèn đi kiếm thì gặp ông ta chết ngồi dưới bến trước miễu “Bà Thủy”.

Bà Chín Hường là con gái dân chài lưới chuyên nghiệp; sau khi lấy chồng, bà tiếp tục chèo tam bản cho chồng chài. Sau vài năm sắm lưới mua ghe đi đăng mé rồi vài năm sau nữa lại đổi sang đóng đáy nhưng cuộc sống vẫn không khá mấy nên vợ chồng bỏ nghề, đi buôn bán hàng bông. Năm ngoái, lúc nước ròng, bà cùng nhiều phụ nữ khác đi xúc cá, cào hến dưới rạch. Nước giữa lòng rạch chỉ ngang ngực, bà lại bơi lội giỏi nhưng không biết làm sao lại chết đuối một cách im lìm mà cả bọn không ai thấy biết, đến khi phát hiện cái nón lá và cái nồi đựng cá của bà trôi phập phều, mọi người đổ xô đi tìm, vớt được thì bà đã ra người thiên cổ.

Cả ba cái chết đều có thể do bệnh tật gây ra, nhiều nhất là bị vọp bẻ (chuột rút) nhưng người ta cứ thêu dệt nhiều chuyện thần bí, hoang đường kỳ quái, chẳng hạn như tại ba người đó xúc phạm, có lỗi với “Bà Cậu” nên bị “Bà Cậu” trừng phạt! Ông Năm Lèo lại nghĩ khác. Họ đã tạo nghiệp quá nặng, giết hại quá nhiều cá tôm, gấp năm gấp mười lần mẹ nàng Quang Mục. Bà ấy chỉ ăn một loại cá, mỗi ngày hai lần, mỗi lần cao lắm nửa ký là cùng, còn họ vãi chài, kéo lưới một ngày mấy chục lần thì có biết bao loại tôm cá bị giết hại, trong đó có những loại cá còn bé xíu bằng cây chân nhang, tăm xỉa răng như cá cơm mồm. Mà đã tạo nghiệp thì sau khi chết phải nhận quả báo như trong kinh Địa Tạng đã nói.

Trông người rồi nghĩ đến ta. Ông Năm Lèo tự nhủ. Mình cũng là dân chài lưới chuyên nghiệp, hành nghề gần bốn mươi năm, giết hại không biết bao nhiêu tôm cá. Nhưng, mình lại không có phước như mẹ nàng Quang Mục, không có con hiếu thảo cứu mình. Không có người cứu thì mình tự cứu và cứu luôn cha mẹ, ông bà bớt đi tội nghiệp được chút nào hay chút nấy.

Nghĩ là làm. Nhân mùa Vu lan Báo hiếu, ông Năm Lèo quyết định “rửa tay gác kiếm”, treo miệng chài và tấm lưới lên “bảo tàng giàn bếp” làm vật kỷ niệm cho con cháu mai sau. Ông phát tâm ăn chay trọn tháng Bảy, cúng dường trai tăng cầu nguyện cho vong linh cha mẹ, ông bà siêu sinh Tịnh độ, rồi nhờ thầy Nghĩa dẫn vô chùa quy y, thọ giới và theo thầy học kinh kệ, nghi thức tụng niệm để cùng thầy kiếm chút phước báu, duyên lành.

Tác giả: Truyện ngắn Trương Hoàng Minh

Bài Liên Quan:

  • Suy ngẫm về Chánh tư duy
  • Ngày xuân tản mạn truyện Kiều
  • Suy ngẫm về Chánh ngữ
  • Tôi đã thấy và biết
  • Tản Mạn Về 'Lưỡng Quốc Trạng Nguyên'
  • Sự Thăng Trầm Của Phật Giáo Việt Nam
  • TINH TẤN VÌ ĐẠO (Truyện Thơ Phật Giáo)
  • Chuyện thằng Đậu trước cổng chùa
  • Rồi cũng như gió bay
  • Kỷ Lục Của Một Bậc Thầy

các bài khác

  • CHÙA A DI ĐÀ Chúc Xuân năm Kỷ Hợi - 2019 26/1/2019
  • Chương trình Chùa A Di Đà Đón Xuân năm Kỷ Hợi (2019) 26/1/2019
  • Phương cách tiếp cận giáo pháp 16/2/2019
  • Hội thảo Di sản khảo cổ phong phú của tiểu lục địa Ấn Độ 16/2/2019
  • Ý nghĩa pháp danh 16/2/2019
  • TƯGH PGVN ra Thông bạch tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2563 - DL 2019 16/2/2019
  • Mặt trái của rượu bia 16/2/2019
  • Hàn Quốc: Các Tôn Giáo Đồng Loạt Rung Chuông Kỷ Niệm 100 Năm Phong Trào 01/03 16/2/2019
  • Khởi đầu năm mới thành công bằng cách lập danh sách những việc cần làm hiệu quả 16/2/2019
  • Trí Huệ 16/2/2019
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 18 tại Nam Úc

Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 18 của Giáo Hội PGVNTNHN tại UĐL - TTL, được tổ chức tại Woodhouse...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
trần lê đông cát
29/1/2019
HÃY ĐỂ CHO NHỮNG VỊ A LA HÁN XEM XÉT VẤN ĐỀ NÀY(BỨC TRANH PHẬT THÍCH CA). CON TIN PHẬT VÀ BỒ TÁT LÀ CÓ THẬT.
try maily
2/1/2019
hay đó ề hế
Đức
28/9/2018
Học
NGUYỄN THANH HÀ
11/9/2018
Rất cảm niệm công đức của Quý Thầy chùa A Di đà cho thêm tư liệu về cây Shala. Lúc tôi thăm nơi Đức Phật nhập diệt tôi thấy cây Shala cao lớn kế bên, do trời nhá nhem, tôi chỉ biết là cây họ Dầu. Xin hương hồn Thầy Tôn Thất Tịch thứ lỗi cho con đã nhất định cải Thầy là: cây Ngọc kỳ Lân KHÔNG LÀ cây Shala khi Thầy cho đăng trên tạp chí Hoa Cảnh. Nay có tên la tin của cây Shala xin trình Thầy: Shorea robusta, một loại Chò Chỉ.
Lê Trung Hiền PD Đức Phong
21/7/2018
Tôi nhận xét thấy Chùa Tân Diệu Thuộc Tỉnh Đất Rồng là một tổ chức phá đạo gây hoang mang tư tưởng cho Phật Tử. Là tổ chức của ngoại đạo tà ma
Võ Văn An
19/4/2018
Kính thưa Quý Thầy, Con có xây dựng một Video cúng dường cho Chùa Vô Ưu ở VN và tìm tư liệu, hình ảnh về Hoa Vô Ưu. Khi tra cứu trên Internet con thấy có rất nhiều sự nhầm lẫn giữa hoa Vô Ưu, hoa Sa La và hoa Ngọc Kỳ Lân. Khi đọc được bài trên con rất vui mừng và sáng tỏ, biết được hoa Vô Ưu khi đức Phật đản sanh nơi vườn Lâm Tỳ Ni. Hiện nay tại VN rất nhiều chùa trồng cây Ngọc Kỳ Lân mà ngộ nhân là cây Sala, thậm chí có nơi gọi là cây Vô Ưu! Con cảm ơn quý Thầy. Nam Mô A Di Đà Phật.
Si Lieng
14/4/2018
Nếu Chúa Jesus và bà Maria gì đó muốn quay đầu hướng thiện bỏ đường truy cầu quyền năng của Ma Vương thì phật giáo chúng ta cũng nên cho họ một cơ hội. Nhưng chỉ nên để hình họ nhỏ thôi trong lễ Vu Lan, ngụ ý Maria bồng Jesus đi nghe pháp cũng hay.
LE DUY KHANH
3/4/2018
bai su nay rat nay , QUY LY ac qua , ong soan ngoi nha TRAN va lap nha HO roi con giet het 370 tuong linh nha TRAAN
Trần thu tuyết
3/3/2018
Nam Mô A Di Đà Phật. Con cảm ơn Thầy Thích Thiện Hạnh (ĐỨC HẠNH) đã cho hàng phật tử trẻ chúng con hiểu thêm ý nghĩa về ngày tết Nguyên Tiêu của dân tộc. Con luôn kính chúc Thầy thật nhiều sk pháp thể khinh an tuệ đăng thường chiếu vạn sự cát tường. Thầy luôn có nhiều bài viết hay cho PT chúng con đọc để lĩnh hội nhiều ý nghĩa cao đẹp và hiểu hơn về Phật Pháp.
bảo lễ
19/2/2018
"Khi Phật giáo ba miền thành tựu việc chấn hưng thì Ban Đồng Ấu của GĐPT cũng thay đổi danh xưng là GIA ĐÌNH PHẬT HÓA PHỔ vào năm 1948." -> Gia Ðình Phật Hóa Phổ chính thức thành lập vào ngày tháng năm nào? Tại đâu? Ngày 8 tháng Chạp năm 1947, tại chùa Từ Đàm .

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Vài Hình Chùa A Di Đà Đón Xuân Kỷ Hợi - 2019
Vài Hình Chùa A Di Đà Đón Xuân Kỷ Hợi - 2019 (69 hình)
Chúc Thọ Thân Mẫu 87 tuổi ngày đầu Xuân (10-2-2019)
Chúc Thọ Thân Mẫu 87 tuổi ngày đầu Xuân (10-2-2019) (96 hình)
Chung Thất Trai Tuần Có Phật Tử PD Nguyên Tu- Ngày 26 - 01 - 2019
Chung Thất Trai Tuần Có Phật Tử PD Nguyên Tu- Ngày 26 - 01 - 2019 (149 hình)
Đại Lễ Vu Lan tại Chùa A Di Đà PL. 2562 (2018) ngày 9.9.2018
Đại Lễ Vu Lan tại Chùa A Di Đà PL. 2562 (2018) ngày 9.9.2018 (136 hình)
Lễ Vu Lan PL.2562 (2018) tại Chùa Phật Giáo Quốc Tế Darwin Bắc Úc ngày 25.08.2018
Lễ Vu Lan PL.2562 (2018) tại Chùa Phật Giáo Quốc Tế Darwin Bắc Úc ngày 25.08.2018 (101 hình)
Lễ Bố tát và Sinh hoạt định kỳ GHPG Úc Châu của Tăng đoàn Sydney tại Chùa A Di Đà ngày 23.8.2018 (13.07 Mậu Tuất)
Lễ Bố tát và Sinh hoạt định kỳ GHPG Úc Châu của Tăng đoàn Sydney tại Chùa A Di Đà ngày 23.8.2018 (13.07 Mậu Tuất) (40 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
    Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
  • Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
    Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
  • Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
    Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
  • Trưởng lão Hoà Thượng Thích Trí Tâm (1934-2017)
    Trưởng lão Hoà Thượng Thích Trí Tâm (1934-2017)
  • Cuộc đời tu và hành đạo của Thiền sư Pháp Loa
    Cuộc đời tu và hành đạo của Thiền sư Pháp Loa
  • Cuộc đời vị quốc sư đầu tiên của Việt Nam - Thiền sư Khuông Việt
    Cuộc đời vị quốc sư đầu tiên của Việt Nam - Thiền sư Khuông Việt
  • Trưởng lão Hoà Thượng Thích Thiện Bình (1933-2016)
    Trưởng lão Hoà Thượng Thích Thiện Bình (1933-2016)
  • Hòa thượng Thích Chơn Thiện (1942 - 2016)
    Hòa thượng Thích Chơn Thiện (1942 - 2016)
  • Hoà Thượng Thích Trí Thủ: Dáng từ trên đồi Trại Thủy
    Hoà Thượng Thích Trí Thủ: Dáng từ trên đồi Trại Thủy
  • Cuộc Đời Và Sự Cống Hiến Cho Phật Giáo Của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu Đệ Tam Tăng Thống Ghpgvntn
    Cuộc Đời Và Sự Cống Hiến Cho Phật Giáo Của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu Đệ Tam Tăng Thống Ghpgvntn
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 12106
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 12509
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 8446
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 9067
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 8095
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 7756
  • An Lạc Từ Tâm 11237
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 11446
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 10851
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 10719
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 3111
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 3479
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 5532
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 3256
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 3728
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 792
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 4516
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 4307
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 4519
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 4284
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 10338
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 10361
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 11498
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 10804
  • Một Chuyến Giả Từ 10380
  • Nối Một Nhịp Cầu 11461
  • Vẫn là Em Thơ 10915
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 3834
  • Quê Hương Nguồn Cội 10769
  • Như Giọt Sương Đêm 12191
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Từ Điển Thiền Tông Hán Việt

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Kinh Tạng Bắc...
ĐẠO ĐỨC NGƯỜI XUẤT...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC